Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

KHI TRẺ CẦN ĐƯỢC TRỊ LIỆU NHƯNG LẠI KHÔNG MUỐN ĐẾN

Trẻ em và trị liệu

MARGARITA TARTAKOVSKY, M.S. 

Trị liệu là việc khó khăn ngay cả với người lớn. Sự xấu hổ ngăn cản nhiều người trong chúng ta nhấc điện thoải lên và đặt hẹn. Thêm vào đó, tiến trình trị liệu còn rất vất vả. Nó thường đòi hỏi ta bộc lộ những yếu điểm, dấn thân vào những thử thách khó nhằn, thay đổi các hành vi không lành mạnh và học hỏi những kỹ năng mới.

Vì thế, chẳng có gì bất ngờ khi trẻ không muốn được trị liệu. Sự phản kháng này chỉ leo thang khi các em hiểu sai cách thức tiến trình trị liệu diễn ra. “Nhiều trẻ cảm thấy sợ hãi hay lo lắng khi đi trị liệu, đặc biệt nếu các em tin rằng mình đang gặp rắc rối hay cho rằng bản thân mình là ‘tồi tệ’”, Clair Mellethin, Nhân viên CTXH Lâm sàng, nhà trị liệu trẻ em và gia đình, cho biết.

Bà nói, trẻ nhỏ có “niềm tin sai lầm rằng chúng đang đến phòng khám của bác sĩ và sẽ bị tiêm chích hay phải trải qua những quy trình khó chịu khác.”
Vậy cách nào chúng ta có thể khuyến khích trẻ đi trị liệu khi đó là nơi cuối cùng chúng muốn đặt chân tới? Sau đây là những điều nên và không nên.
Một sai lầm cha mẹ thường phạm phải khi cố đưa trẻ đi trị liệu là không nói trước cho trẻ biết chúng đang đi trị liệu ngay từ đầu. Một lần nữa, như đã đề cập, những ngộ nhận trẻ có về trị liệu sẽ khiến các em thêm sợ hãi.

 “Thông thường, tôi phát hiện rằng trên đường đến buổi hẹn trị liệu, các bậc phụ huynh mới thông báo cho con mình. Như vậy hoàn toàn không có thời gian để trẻ bộc lộ ý muốn, đặt câu hỏi, thể hiện sự lo lắng hay thậm chí nói rằng mình một cái ôm hay được trấn an,” Mellethin nói, bà cũng là một nhà trị liệu thông qua hoạt động chơi và là giám đốc lâm sàng ở Phòng Trị liệu gia đình Wasatch.

Bà nói thêm, một sai lầm “khổng lồ” nữa chính là việc “bêu xấu và quở trách những triệu chứng của trẻ”. Bà chia sẻ ví dụ: “Nếu mày không không ngưng làm vậy, tao đưa mày đến gặp Cô Clair bây giờ!!!”

Việc cha mẹ tránh gặp nhà trị liệu cũng làm mọi việc thêm khó khăn. Molly Gratton, Nhân viên CTXH Lâm sàng, nhà trị liệu chơi và là người sáng lập Trung tâm Huấn luyện và Tham vấn Molly Và Tôi, cho biết, “Nhiều phụ huynh sắp xếp đưa đón cho con mình đi trị liệu nhưng lại chẳng bao giờ đến phòng tham vấn.” Điều này cản trở sự tiến triển và ngăn trẻ học cách làm việc cùng cha mẹ - “những người hỗ trỡ tuyến đầu” của các em.

Hãy thành thật về lý do tại sao bạn muốn con mình đi trị liệu. Dù là trẻ nhỏ hay tuổi teen, hãy nói chuyện với trẻ về hiệu quả của trị liệu và tại sao bạn muốn các em đến trung tâm, Mellenthin chia sẻ.
Bà đưa ra ví dụ sau về những điều chúng ta cần nói (có thể điều chỉnh tùy vào tuổi của con bạn):
“Chúng ta đi trị liệu là vì_______xảy ra trong nhà mình. Đó là một nơi đặc biệt mà con có thể nói về những cảm xúc cùa mình và những điều con lo lắng trong một không gian an toàn. Nó cũng rất thú vị và cô/chú hỗ trợ chúng ta cũng rất dễ thương.”

Bình thường hóa trị liệu. Trẻ thường đón nhận tiến trình trị liệu nhanh hơn nhiều nếu cha mẹ để việc trị liệu “là một trải nghiệm thông thường, không bí ẩn cũng như không xấu hổ” Mellethin nói. Tiếp cận vấn đề một cách có hệ thống. Theo Gratton, “đừng nói những điều như ‘con cần được giúp đỡ’ hay ‘con cần nói chuyện với nhà trị liệu’” Những câu nói đó có thể khiến trẻ cảm thấy chúng phải chịu trách nhiệm cho vấn đề của gia đình, bà chia sẻ. “Như vậy, các em sẽ phải mang vác gánh nặng của nỗi đau.” Thay vào đó, hãy cùng tham gia với con trẻ và “vui thú với tiến trình.”

Là người ủng hộ. Hãy để trẻ biết rằng chúng có thể nói chuyện với bạn về những gì chúng cảm nhận về nhà trị liệu và tiến trình, Gratton chia sẻ. Vì con bạn là người phải đối mặt với những vấn đề khó khăn trong trị liệu, chúng rất cần sự ủng hộ của bạn.

“Nhiều trẻ đang cố gắng học những cách bày tỏ cảm xúc mới và hiệu quả hơn, nếu cha mẹ không mở lòng lắng nghe và cho phép con mình bộc lộ bản thân, điều đó có thể rất nguy hại cho tiến trình chữa lành.”

Hãy nói chuyện với nhà trị liệu của con bạn về những phản kháng của chúng với các buổi làm việc. Theo Gratton, “đa số các nhà trị liệu vô cùng sẵn lòng giải quyết khúc mắc và khám phá những rào cản.” Bên cạnh đó, đa phần cũng sẵn sàng chuyển ca nếu họ không phù hợp với trẻ hay gia đình, bà cho biết.

Tuy nhiên, Gratton ghi nhận rằng việc “không chạy trốn những khó chịu và chán ghét” là rất quan trọng. Đầu tiên, hãy cân nhắc cùng làm việc với nhà trị liệu để giúp trẻ kiểm soát sự khó chịu của chúng, điều này “sau hết cũng là cách tốt để luyện tập một kỹ năng mà chúng cần phải có.”

Gratton chứng kiến nhiều trẻ nhỏ và vị thành niên không muốn đi trị liệu khi cha mẹ tiết lộ những vấn đề của các em với nhà trị liệu trước mặt chúng. “Thông thường, những điều cha mẹ nói đều không tích cực. Bạn có muốn đi trị liệu khi cha mẹ bạn nói ra toàn những thứ tệ hại?”

Bà đề nghị nên trao đổi riêng với nhà trị liệu về những khó khăn cũng như những thay đổi tích cực ít nhất một tháng một lần. Bà thường yêu cầu cha mẹ gửi mail cập nhật tình hình.

Chữa lành và thay đổi không chỉ xảy ra bên trong phòng tham vấn. Việc thực hiện can thiệp tại gia là rất quan trọng, đây là một yếu tố then chốt khác trong việc cha mẹ cần tham dự vào tiến trình. Gratton đề nghị cần cân nhắc và áp dụng những gợi ý của nhà trị liệu. Sau đó, cung cấp phản hồi cho nhà trị liệu về những gì hiệu quả hay chưa hiệu quả.

“Tôi tin rằng chúng ta nên đi theo sự dẫn dắt của trẻ: Nếu chúng nói rằng chúng không muốn đi, có thể đây chưa phải là thời điểm và các em cần được nghỉ ngơi,” Gratton nói. Tuy nhiên, điều này phải được đánh giá cẩn trọng, vì bạn không hề muốn ngưng việc trị liệu trừ khi con bạn thật sự cần như vậy.

Bà đưa ra những ví dụ sau về những vấn đề cấp bách cần được trị liệu: con bạn bị trầm cảm; các em tự giam mình; điểm số tụt giảm rõ rệt; trẻ không hứng thú với những điều vẫn khiến chúng vui vẻ trước đó; các em đề cập đến cảm giác vô vọng hay bất lực; hay chúng tự tử.

Khi trị liệu là cần thiết, Mellethin cho rằng nên nói những câu như: “Cha mẹ yêu con rất nhiều đến độ sẵn sàng không bắt con làm thế ngay lúc này. Cha mẹ yêu con nhiều đến mức cho phép nỗi đau mà con đang cảm nhận tiếp tục diễn ra mà không trợ giúp [vì con không muốn].”

Có thể hiểu được rằng, trị liệu có thể rất khó khăn với con trẻ. Nhưng khi cha mẹ giải thích tiến trình, sẵn sàng ủng hộ, giao tiếp thường xuyên với nhà trị liệu và tỏ ra cho trẻ thấy việc gặp nhà trị liệu không phải là điều đáng xấu hổ, tình hình có thể sẽ được cải thiện. Đây thật sự là một hành động đòi hỏi rất nhiều sự mạnh mẽ.

http://psychcentral.com/blog/archives/2014/10/02/when-your-child-doesnt-want-to-go-to-therapy-but-needs-to/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter