![]() |
Facebook và tâm lý |
Với hơn một tỉ người sử dụng, Facebook đang thay
đổi cuộc sống xã hội của toàn thể nhân loại. Các nhà phê bình vẫn đang cân nhắc
những tác động của
hiện tượng này mang lại, nó mang chúng ta
lại gần nhau hay đang đào sâu khoảng cách? Các nhà tâm lý học cũng có những câu
trả lời cho riêng mình – danh sách tìm kiếm trên Google Scholar cho thấy hơn
27000 tài liệu tham khảo có “Facebook” trong tiêu đề. Những nghiên cứu thường
tìm hiểu mối liên hệ giữa việc sử dụng Facebook và nhân cách, đồng thời kiểm
tra xem liệu mạng xã hội giảm nhẹ hay thúc đẩy sự cô đơn. Lượng dữ liệu mới xuất
hiện một cách choáng ngợp nhưng đa phần lại mâu thuẫn với nhau. Sau đây là một
số thông tin tâm lý học về Facebook (các bạn có thể tìm
nghiên cứu liên quan bằng cách click vào các đường dẫn có màu chữ khác):
Ai sử dụng Facebook?
![]() |
Người dùng Facebook |
Các nghiên cứu khác bổ sung: tính nhút nhát có mối liên hệ với việc sử
dụng FB thường xuyên. Tương
tự, một nghiên cứu vào năm 2013 phát hiện rằng sự âu lo (bên cạnh việc sử dụng cần sa
và chất có cồn) giúp dự đoán khả năng bám dính cảm xúc vào FB.
Tại sao có người dùng Twitter và có người dùng
Facebook?
Đa phần mọi người sử dụng Facebook “nhằm giao tiếp và liên hệ tức thời với bạn
bè” (thay vì chia sẻ hình ảnh, giữ liên lạc như ta vẫn nghĩ!), nhưng tại
sao lại sử dụng FB thay vì Twitter? Một nghiên cứu vào năm 2014 cho rằng việc
này có liên quan đến tính ái kỷ, tuy nhiên, tác động này lại phụ thuộc vào độ
tuổi của người sử dụng: những sinh viên có tính ái kỷ thường
thích dùng Twitter, trong khi những người trưởng thành có tính ái kỷ lại thích
dùng FB hơn. Những nghiên
cứu khác còn tìm ra mối liên kết rất thú vị giữa nhân cách và lý do sử dụng FB. Những người cho rằng mình dùng FB như một
công cụ thông tin (thay vì công cụ giao tiếp xã hội) thường có điểm số cao ở yếu
tố lo âu – nhạy cảm, xã giao, hướng ngoại và tính cởi mở, tuy nhiên họ có điểm
tận tâm và “nhu cầu nhận thức” thấp. Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng việc sử dụng FB để tìm kiếm
và chia sẻ thông tin ở một số người có thể là cách né tránh những nguồn thông
tin mang tính đòi hỏi nhận thức cao hơn, ví dụ như bài báo khoa học và xã luận
báo chí. Nghiên cứu trên cũng phát hiện việc những người có điểm xã giao, lo âu
– nhạy cảm và hướng ngoại cao sẽ thích sử dụng FB hơn, trong khi những người có
điểm “nhu cầu nhận thức” cao sẽ ưa chuộng Twiter hơn.
Chúng ta chia sẻ những thông tin gì về bản thân
trên Facebook?
FB xem ra là cách thức
hoàn hảo để giới thiệu “phiên bản tuyệt mỹ” của bạn với thế giới. Tuy nhiên, một phân tích thực hiện trên
trang FB của hơn 200 người tại Đức và Mỹ cho thấy những người tham gia thường phản
ánh nhân cách thực của mình thay vì cái tôi lý tưởng của họ, một nghiên cứu khác phát hiện rằng những người thường được đánh giá là thân thiện ngoài đời
cũng được đánh giá tương tự khi dựa trên trang FB của họ. Những thứ bạn “like”
trên FB cũng có ý nghĩa. Một nghiên cứu cho thấy việc phân tích lượt
“like” của bạn bằng chương trình máy tính có thể giúp tạo ra một hồ sơ thông
tin về nhân cách còn chính xác hơn những gì bạn bè và họ hàng ghi nhận.
![]() |
Riêng tư trên Facebook |
Nếu trang FB cá nhân bộc lộ cái tôi
thật của chúng ta, điều này hẳn sẽ dấy lên những vấn đề về quyền riêng tư. Một nghiên cứu vào năm 2013 cảnh báo rằng các ông chủ thường lần mò vào FB của các ứng viên và
đánh giá những bức hình ăn nhậu như “tín hiệu xấu”, họ có thể xem đó là những dấu
hiệu cho thấy ứng viên thiếu sự tân tâm (thực tế nghiên cứu cho thấy các bức ảnh
như vậy có liên hệ tới mức hướng ngoại cao chứ không phải mức tận tâm thấp).
Các nhà nghiên cứu khác lại
đặc biệt tìm hiểu cách thức nhân cách liên hệ tới những nội dung mọi người đăng
lên FB. Một nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy "mức độ ái kỷ cao có liên hệ tới việc tự
bộc lộ nhiều và nội dung tự tôn bản thân trong những thông điệp
trên. Đồng
thời, những người có nhu cầu “thuộc về” cao cũng sẽ bộc lộ nhiều thông tin thân
mật hơn". Một nghiên cứu khác cũng cho biết những người cô đơn thường chia sẻ nhiều
thông tin riêng tư nhưng
lại ít bày tỏ ý kiến cá nhân
hơn.
Bạn cũng có thể muốn cân nhắc những bạn bè bạn có trên FB – nghiên cứu cho thấy mức độ thu hút và những thông điệp bạn bè để
lại trên tường FB sẽ tác động đến cách người khác nhìn nhận trang FB của bạn. Bạn cũng nên để ý về mặt số lượng –
tuy khá nghịch lý nhưng nghiên cứu cho thấy con số
bạn bè “khổng lồ” có thể dẫn tới những ghi nhận tiêu cực về hình ảnh của bạn.
Cuối cùng, chúng ta đã biết
rằng các chủ doanh nghiệp thường khó chịu trước những cảnh tiệc tùng, ngoài ra,
bạn còn thể hiện điều gì qua những tấm hình đại diện của mình? Nó có thể cung cấp
thông tin về nền văn hóa của bạn, một nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy người Đài Loan thường đăng hình
cá nhân với góc rộng, chứa cả người và khung cảnh trong khi người Mỹ thường thích để hình cận cảnh với gương mặt
chiếm phần lớn diện tích khung hình. Hình FB đồng thời cũng chia sẻ mối quan hệ
tình cảm hiện tại của bạn. Khi bạn cảm thấy bất an về cảm xúc của
người yêu mình, bạn thường thể thể hiện công khai mối quan hệ của mình nhiều
hơn thông qua hình ảnh.
Facebook có khiến chúng
ta buồn bã hay cô đơn không?
![]() |
Giao tiếp ngày nay |
Tuy nhiên, cũng có những
bằng chứng về ảnh hưởng tiêu cực của FB. Một nghiên cứu vào năm 2013 nhắn tin hỏi
các nghiệm thể trong suốt một ngày, liệu họ cảm thấy như thế nào trước và sau
khi sử dụng FB. Các nhà nghiên cứu chia sẻ, "Sử dụng FB tại một thời điểm càng nhiều thì
trong lần hỏi tới, cảm giác của nghiệm thể sẽ càng tệ hơn”
[đồng thời] qua hai tuần, nghiệm thể
sử dụng FB càng nhiều bao nhiêu thì mức độ hài lòng với cuộc sống sẽ giảm đi bấy
nhiêu.”
Các kết quả khác còn tô đậm
sự khác biệt hơn nữa. Nghiên cứu năm 2010 (không chỉ tập trung vào FB) cho thấy việc sử dụng internet nhằm
kết nối với bạn bè hiện tại có liên hệ đến việc giảm thiểu sự cô đơn, nhưng nếu
sử dụng nhằm kết nối với người lạ (những người chỉ biết qua mạng) thì có tương
quan với cô đơn nhiều hơn. Khảo sát trên những người trưởng thành
mang chứng tự kỷ cho thấy sử dụng mạng xã
hội trực tuyến (kể cả FB) liên hệ đến việc có nhiều tình bạn thân thiết hơn,
nhưng chỉ những mối quan hệ ngoài đời mới có tác dụng giảm thiểu cảm giác cô độc.
![]() |
Facebook ảnh hưởng đến học tập? |
Facebook có
làm ảnh hưởng đến học tập không?
Đây lại là một vấn đề nổi cộm khác được báo chí cùng những
nhà bình luận xã hội đề cập. Một phân tích trên điểm số và thời gian sử dụng FB
trên gần 4000 sinh viên Hoa Kỳ cho thấy sinh viên càng sử dụng mạng xã hội để
giao tiếp nhiều bao nhiêu thì điểm số của các bạn càng thấp bấy nhiêu (tất nhiên
là có thể có nhiều yếu tố nguyên nhân riêng rẽ bên dưới mối liên hệ này). Tuy nhiên không phải cách sử dụng FB
của mọi người đều giống nhau – nghiên cứu cho thấy sử dụng FB để thu thập và
chia sẻ thông tin trên thực tế có liên hệ đến điểm số cao hơn. Khảo sát trên 200 sinh viên cũng cho thấy những
bạn “nghiện” FB thường có điểm học tập thấp, nhưng cũng cần ghi nhận đây không
phải là mối liên hệ nguyên nhân – kết quả. Nhưng một nghiên cứu khác của ĐH Chicago, bao gồm một dữ liệu chiều dọc đáng
tin cậy, lại cho thấy không có bằng chứng ủng hộ mối liên hệ giữa việc sử dụng
FB và điểm thấp. FB lại có thêm thông tin tích cực khi nghiên
cứu mới đây cho thấy FB, cùng những công cụ mạng
xã hội khác, có thể mang lại những lợi ích về nhận thức nơi người cao tuổi.
Cuối cùng là một số
nghiên cứu đáng chú ý khác:
·
Cảm xúc có tính lây lan trên Facebook (đây
là nghiên cứu gây tranh cãi mới đây khi FB điều khiển
trang cập nhật của người dùng mà không thông báo)
·
Có nhiều lí do khiến mọi người đăng những thứ khiến bản thân phải hối tiếc về sau, trong
đó có việc đăng những thông tin khi họ đang có nhiều cảm xúc hoặc đang hiểu lầm
những người mình quen biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét