![]() |
Vượt qua áp lực trong thời điểm quan trọng |
Cảm thấy ngột ngạt, gục ngã, thất bại khi gặp phải
những tình huống căng thẳng là điều khá thường thấy. Tuy nhiên, những cơ chế
tâm lý nằm bên dưới hiện tượng “quen thuộc” này lại vẫn còn rất “kì bí”. Vì
vậy, các nhà khoa học tại ĐH Johns Hopkins và Viện
Công nghệ California đã quyết định cùng nhau tìm
hiểu điều gì diễn ra trong não bộ khi một người gặp phải hiện tượng này.
26 người tham gia vào nghiên cứu được
cho tập chơi một trò chơi đánh cược điện tử trong lúc được chụp hình não bằng
máy quét cộng hưởng từ M.R.I. Các nhà nghiên cứu đưa cho mỗi nghiêm thể $100 tiền thật mà họ có thể kiếm thêm hay mất đi bớt trong lúc chơi; trước mỗi lần
chơi, các nhà nghiên cứu sẽ nêu ra một con số từ $0 đến $100 làm mức
“cược”. Tuy nhiên, để làm tăng nhiều nhất có thể mức áp lực trong lúc chơi, nhóm
nghiên cứu thông báo cho các nghiệm thể là chỉ một lần chơi được lựa chọn ngẫu
nhiên trong hàng trăm lượt chơi sẽ quyết định mức tiền họ thắng hay thua. M.R.I
sẽ ghi nhận lại hoạt động não của người chơi, đặc biệt là tại vùng vân bụng
(ventral striatum)-phần não có liên hệ đến hiệu năng thể lý của con người. Sau
đó, để xác định mức độ “ghét thất bại” của người tham gia – mức độ họ phản ứng
với viễn tưởng thắng hay thua của mình, nghiệm thể sẽ được cho tham gia đánh
cược trong một trò chơi tung đồng xu giả lập.
Kết quả vô cùng bất ngờ. Khi đang có cơ
hội thắng, những nghiệm thể có mức “ghét thất bại” cao cho thấy mức hoạt động
tăng cao trong vùng vân bụng, và hiệu suất chơi của họ cho thấy nhiều cải thiện.
Nhưng khi đối diện với cơ hội thắng $100, hiệu quả hoạt động của họ giảm đột
ngột. Họ bị bóp nghẹt dưới áp lực. Trong khi nhóm còn lại, những người có mức
“ghét thất bại” thấp – những người đáng lẽ không bị bối rối bởi viễn cảnh mất
tiền – tuy luôn chơi tốt trong mọi lần chơi, lại gặp khó khăn khi bị đẩy vào
tình thế có thể mất $100. Và kể từ đó, họ bắt đầu bị bóp nghẹt.
Những người được cho rằng rất ghét thất
bại chỉ cảm thấy bị bóp nghẹt trước khó khăn khi có cơ hội thắng; còn những
người đáng lẽ không lo thua lỗ, lại chỉ ngã gục khi đối mặt với thất bại.
Vikram S.Chib, phó giáo sư Kỹ sư Y sinh
tạ ĐH John Hopkins, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết “Tôi biết rằng kết quả
đi ngược lại những gì chúng ta suy nghĩ. Nhưng nó cho thấy cách thức mỗi người
hình dung tình huống ‘gây áp lực’, và dù họ chú trọng đến thắng hay thua, điều
này đều ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động”.
Có lẽ trong chúng ta có những người
không thích thua lỗ nhưng cũng rất sợ việc thất bại khi cố “kiếm lời”, vì vậy
chúng ta không xem cơ hội có được $100 như là vận may giúp kiếm thêm nhưng
lại là một nguy cơ “mất tiền” khổng lồ. Ngược lại, những người không lo thất
bại lại không sao chịu được việc mất đi những gì họ đã có. Tuy nhiên, TS Chib
cho rằng những lý giải trên hiện vẫn còn mang tính phỏng đoán. Ông và cộng sự hi
vọng những thực nghiệm đang được hiện sẽ đem lại nhiều lời giải thích chi tiết
và rõ ràng hơn.
Hiện giờ, giải pháp thực tiễn nhất có lẽ
là tìm ra
mức độ chịu đựng thất bại của bạn và xác định những tình huống gây sức ép
tương ứng. Bạn có thể sẽ tránh được việc bị bóp nghẹt bởi áp lực dễ dàng hơn
nếu biết được mối liên hệ phức tạp của bản thân với khả năng thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét