Trí tuệ bẩm sinh hay do học tập? |
ĐH
VIRGINIA 24/3/2015
Theo một nghiên cứu mới được thực hiện
bởi các nhà nghiên cứu đến từ ĐH Virginia Commonwealth, ĐH Virginia và ĐH Lund,
thanh thiếu niên được nuôi dạy trong các gia đình có môi trường giáo dục tốt
thường phát triển khả năng nhận thức cao hơn các bạn lớn lên trong các môi
trường kém lý tưởng hơn.
Tuy không phủ nhận những kết quả nghiên
cứu trước đây cho rằng DNA có ảnh hưởng lên trí thông minh, nghiên cứu được
công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences vẫn đưa ra
những minh chứng cho thấy tầm quan trọng của yếu tố môi trường lên sự phát
triển nhận thức vào tuổi trưởng thành.
Nghiên cứu so sánh khả năng nhận thức –
được đo bằng IQ – của 436 cặp anh em trai người Thụy Điển. Trong đó, một trong
hai anh em được nuôi dạy bởi cha mẹ ruột trong khi người còn lại được nhận nuôi
bởi gia đình khác. Khi được đo vào lúc 18-20 tuổi, chỉ số IQ của người được
nhận nuôi cao hơn 4.4 điểm so với người ở lại với cha mẹ ruột.
Đồng tác giả, Bác sĩ Kenneth S. Kendler,
giáo sư tâm thần và di truyền phân tử tại Bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y VCU, cho
biết, “Tại Thụy Điển cũng như nhiều quốc gia Phương Tây khác, số lượng người
xin con nuôi lớn hơn rất nhiều so với số trẻ được cho nhận nuôi. Vì vậy, các
trung tâm bảo trợ trẻ em xem việc lựa chọn môi trường lý tưởng để nhận nuôi trẻ
là một trong những mục tiêu chính của mình.”
Các cha mẹ nhận nuôi trẻ trong nghiên
cứu thường được hưởng nền giáo dục cùng những điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn
cha mẹ ruột của trẻ. Trong nghiên cứu này, mức độ nền giáo dục các gia đình
được thụ hưởng được đánh giá trên thang từ 1 – 5 điểm; mỗi mức giáo dục của cha
mẹ nhận nuôi có tương quan với việc chỉ số IQ cao hơn 1.71 điểm. Trong một số
hiếm hoi các trường hợp cha mẹ sinh học có trình độ học vấn cao hơn cha mẹ nhận
nuôi, khả năng nhận thức của trẻ được nhận nuôi sẽ thấp hơn các trẻ được nuôi
dạy bởi cha mẹ sinh học.
Các nghiên cứu trước đây cũng tìm ra
rằng cha mẹ có trình độ học vấn cao hơn thường trò chuyện trong bữa ăn, đưa con
đi bảo tàng và đọc truyện cho con vào buổi tối nhiều hơn.
Kendler cho biết, “Chúng tôi không phủ
nhận tầm quan trọng của yếu tố di truyền đối với khả năng nhận thức, tuy nhiên
sẽ rất ngây ngô nếu cho rằng tất cả chỉ phụ thuộc vào di truyền. Kết quả nghiên
cứu cho thấy cha mẹ có nền giáo dục tốt sẽ có những hành động khiến con trẻ trở
nên thông minh hơn, điều này hoàn toàn không phải là kết quả của các yếu tố di
truyền.”
Turkheimer là tác giả của nghiên cứu lớn
vào năm 2003 chỉ ra tác động của di truyền lên chỉ số IQ phụ thuộc vào tình
trạng kinh tế xã hội. Nghiên cứu được thực hện gần đây đã củng cố khẳng định
trên.
“Khác biệt về khả năng nhận thức của con
người bị chi phối bởi cả di truyền và môi trường, tuy nhiên các yếu tố sinh học
sẽ dễ chứng minh hơn vì các cặp song sinh thường rất giống nhau và hay có cùng
chỉ số IQ” Turkheimer chia sẻ. “Những tác động của môi trường sẽ mất thời gian
hơn vì rất hiếm khi các cặp an hem được nuôi dạy bởi các cạp cha mẹ khác nhau
trong các điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Dữ liệu từ mẫu dân số Thũy Điển
cho phép chúng ta kết luận rằng cha mẹ có trình độ học vấn tốt hơn sẽ tạo ra
những ứu thế về trí tuệ cho con cái mà họ nuôi dạy.”
Các bạn có thể tự do chia sẻ và sử dụng bài viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi thương mại với điều kiện ghi rõ nguồn là từ Psy Post (và nguồn dịch là Hành lang Tâm lý). Việc sử dụng bài viết và bản dịch này trên mạng cần phải có đường dẫn về trang bài viết của Psy Post http://www.psypost.org/2015/03/nature-vs-nurture-iq-of-children-in-better-educated-households-is-higher-study-of-twins-indicates-32733 và đường dẫn bài dịch http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/09/tri-thong-minh-la-di-truyen-bam-sinh-hay-hoc-tap-giao-duc.html. Những ngoại lệ khác với mục đích thương mại cần có phép bằng văn bản của Psy Post và thông báo cho người dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét