Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

YÊU THÍCH CÔNG VIỆC THẬT SỰ RẤT QUAN TRỌNG

Yêu công việc

05/09/2014

Mihaly Csikszentmihalyi, tâm lý gia thuộc ĐH Cao học Claremont, đã tìm hiểu hiện tượng trên trong nhiều năm liền. Ông gọi đó là “guồng”: trải nghiệm có được khi ta ở trong “môi trường yêu thích”. Trong lúc “vào guồng”, chúng ta tiếp thu tối đa và tập trung cao độ; ta hòa mình vào trong chính hoạt động.

Nhưng nếu bằng trực giác, ta biết được rằng những nhiệm vụ đang thu hút ta sẽ rất gian khổ, liệu nó sẽ ảnh hưởng ra sao đến nguồn năng lượng tinh thần của ta? Liệu yêu thích có giúp chúng ta làm việc hết mình mặc cho mỏi mệt hay không? Nghiên cứu của tôi cùng Lisa Linnenbrink-Garcia, tâm lý gia thuộc ĐH Bang Michigan, vừa được đăng trên Journal of Experimental Social Psychology đưa ra câu trả lời là có!

Trong nghiên cứu trên, chúng tôi đã yêu cầu một nhóm các sinh viên chơi trò chơi tìm chữ. Trước khi các bạn bắt đầu, chúng tôi yêu cầu mỗi người cho biết họ nghĩ công việc này sẽ hào hứng và thú vị đến mức độ nào. Sau đó, họ sẽ được đọc một phát biểu mô tả nhiệm vụ này là có lợi cho cá nhân hay đọc một phát biểu trung tính.
Trò chơi tìm chữ


Những người đọc lời phát biểu tích cực, và cũng là người cho rằng nhiệm vụ sẽ thú vị, tìm được nhiều chữ nhất. Hơn nữa, khả năng làm việc của họ không suy giảm, có nghĩa là họ không thưc hiện tốt đơn giản chỉ vì sự yêu thích khiến họ muốn giải đố lâu hơn, từ đó giúp họ tìm được nhiều chữ hơn, mà là vì sự tham gia của họ đã trở nên hiệu quả hơn. Hay nói cách khác, họ đang “vào guồng”.

Tiếp theo, chúng tôi muốn tìm hiểu xem liệu việc nâng cao hiệu quả làm việc này có khiến các bạn sinh viên mệt mỏi hay không, hay, chính sự yêu thích nhiệm vụ giúp duy trì nguồn năng lượng tinh thần của các bạn. Trong nghiên cứu tiếp theo, trước hết, chúng tôi đánh giá mức độ sinh viên dự đoán giá trị và sự thú vị của nhiệm vụ. Tiếp đến, sau khi giải một bộ các từ cần tìm, các bạn được yêu cầu bóp dụng cụ tập cơ tay càng lâu càng tốt, đây là nhiệm vụ thường được sử dụng trong các thực nghiệm tâm lý nhằm đánh giá mức độ kiệt sức tinh thần. Tương tự như khả năng tự kiểm soát để tập trung vào công việc khi có những thứ hấp dẫn hơn thu hút ta thực hiện, việc chống lại thôi thúc bỏ cuộc khi hoạt động luyện tập cơ tay này trở nên khó chịu cũng yêu cầu khả năng tự kiểm soát. Và chính việc cố gắng kiểm soát bản thân này bào mòn tinh thần của chúng ta.
Dụng cụ tập tay


Chúng tôi nhận thấy những người cho rằng nhiệm vụ tìm chữ là rất thú vị và quan trọng, một lần nữa, không chỉ thực hiện tốt nhất mà còn bóp dụng cụ luyện cơ tay lâu nhất. Nói cách khác, họ giải được nhiều câu nhất và điều này không khiến họ kiệt sức về mặt tinh thần. Ngược lại, những người không yêu thích nhiệm vụ thường thực hiện tệ nhất, và cố gắng làm việc khiến tinh thần họ hao mòn.  

Vài người trong chúng ta có may mắn tìm ra mục tiêu khiến mình thích thú – nhưng không phải ai cũng vậy. Nếu yêu thích là điều quan trọng nhất, vậy ta làm thế nào khi phải đối mặt với các công việc nhàm chán, và cần làm gì để chúng thú vị hơn?

Nghiên cứu do tâm lý gia Chris S. Hulleman thuộc ĐH Virginia và Judith Harackiewicz, ĐH Wisconsin cho thấy, với đa số mọi người, việc chúng ta quan tâm đến một điều gì đó phụ thuộc vào giá trị cá nhân chúng ta nghĩ nó đem lại cho ta. Tương tự, nhiều bạn sinh viên chán ngán khoa học vì cho rằng nó không liên hệ gì đến cuộc sống của các bạn.

Với luận điểm này, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu các học sinh học khoa học tại trường cấp 3, trong suốt một học kỳ, định kỳ thực hiện một số bài viết. Nhóm nghiên cứu chọn lựa ngẫu nhiên một nửa các bạn học sinh sẽ viết tóm tắt những gì các bạn tiếp thu được trên lớp. Nửa còn lại sẽ viết về sự hữu dụng của khoa học trong đời sống, việc này có thể khiến các bạn cảm thấy khoa học có liên hệ và có giá trị với bản thân mình.

Vào cuối học kỳ, nhóm nghiên cứu phát hiện, khi so với nhóm chỉ tóm tắt các bài học, nhóm ghi nhận sự liên quan của khoa học đến bản thân cho thấy có mức độ yêu thích khoa học nhiều hơn – đồng thời điểm số của các bạn cũng cao hơn, trung bình hơn khoảng gần một bậc (hệ A, B, C,…của Mỹ). Điều này đặc biệt đúng với những bạn học sinh không được kỳ vọng sẽ học tốt trong lớp.
Nghiên cứu cũng cho thấy tham gia xã hội qua các hoạt động có thể thúc đẩy sự yêu thích. Trong một nghiên cứu mà tôi đồng biên soạn trên Journal of Educational Psychology, chúng tôi yêu cầu các học sinh THCS chơi một trò chơi điện tử về toán học chỉ một mình, hoặc đấu với một học sinh khác hay hợp tác cùng chơi với một bạn khác. Khi so sánh kết quả của những bạn chơi một mình, các bạn chơi với người khác cho thấy mức độ thích thú với trò chơi cao hơn và đồng thời có mong muốn chinh phục trò chơi mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, các nhà tâm lý Priyanka Carr và Gregory Walton thuộc Stanford đã chứng minh, so với làm việc đơn lẻ, chỉ cần bạn tin rằng (mới chỉ cần tin thôi) mình đang làm việc với người khác cũng đủ khiến bạn quan tâm hơn đến nhiệm vụ và ít bị công việc làm kiệt sức về mặt tinh thần. Tổng hợp lại, sự yêu thích quan trọng hơn những gì bạn từng nghĩ. Việc giữ động lực và hiệu quả công việc mà không làm cạn kiệt năng lượng tinh thần là rất quan trọng, đồng thời nó còn có thể biến sự nhàm chán thành hào hứng. Giáo viên, quản lý và cha mẹ phải đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy sự yêu thích nơi học sinh sinh viên, nhân viên và con trẻ.

Sự yêu thích sẽ giúp chúng ta đạt được những mục tiêu quan trọng nhất.

Paul A. O’Keefe là PGS Tâm lý học tai ĐH Yale-NUS, Singapore

http://www.nytimes.com/2014/09/07/opinion/sunday/go-with-the-flow.html?_r=3


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter