Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

KHÓ CHỊU VỚI NHỮNG SUY NGHĨ KHI PHẢI Ở MỘT MÌNH




Nhiều người thà chịu đau đớn còn hơn phải ngồi không suy nghĩ lung tung
Heidi Ledford 03 July 2014

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science, khi được chọn lựa, nhiều người thà bị giưt điện nhẹ còn hơn phải ngồi không trong phòng 15 phút.

Theo các nhà tâm lý, kết quả nghiên cứu minh chứng cho việc chúng ta cảm thấy không thoải mái với chính những suy nghĩ của bản thân và với những khó khăn gặp phải khi ta cố kiểm soát những tư tưởng đó.

Malia Mason, tâm lý gia ở ĐH Columbia (New York), người không tham gia vào nghiên cứu, nhận định: “Chúng ta thấy khó chịu khi phải ở một mình với suy nghĩ của bản thân”,” Chúng ta liên tục tìm đến thế giới bên ngoài để có phương thức giải trí nào đó”

ĐI TÌM NGUỒN GÂY NHIỄU

Chính quan sát này đã thúc đẩy nhà tâm lý xã hội Timothy Wilson thuộc ĐH Virginia ở Charlottesville và nhóm làm việc thực hiện nghiên cứu. Wilson và đồng nghiệp bắt đầu bằng việc yêu cầu các sinh viên tắt điện thoại và các nguôn gây mất tập trung khác, đồng thời ngồi trong một căn phòng bài trí sơ sài trong vòng 15 phút. Cuối cùng, gần một nửa trong số 409 tham dự viên nói rằng họ không thích trải nghiệm đó chút nào.

Các nghiên cứu viên rất ngạc nhiên. “Chúng ta có một bộ não chứa đầy những ký ức vui vẻ và nó có khả năng kể chuyện cũng như xây dựng những huyễn tưởng”, theo lời củaWilson, một người thường tự giải trí mỗi khi đi ngủ bằng cách tưởng tượng anh ta đang bỏ trốn đến một hoang đảo. “Việc đó (ngồi một mình) chẳng đến mức khó khăn dữ vậy”

Nhóm của Wilson tìm cách làm hiện tượng này 
trở nên dễ dàng hơn. Họ cho rằng một khung cảnh thoải mái sẽ có thể đem lại những trải nghiệm dễ chịu hơn, họ lặp lại thực nghiệm, lần này cho phép người tham gia thực hiện ở nhà. Gần một phần ba các đối tượng nghiên cứu về sau đã nhận là mình không trung thực.

Nhóm thực hiện lý giải, có thể việc lựa chọn một chủ đề để suy nghĩ gây khó khăn đối với những người tham gia. Tuy nhiên việc giúp người tham gia lựa chọn một chủ đề trước thực nghiệm cũng không cải thiện vấn đề.

SỰ KHÓ CHỊU GÂY HỤT HẪNG

Trải nghiệm đó khó chịu đến mức nào? Trong thực nghiệm tiếp theo, người tham gia trải qua một cú sốc điện nhẹ - giống - khiến họ khó chịu đến độ ¾ sẵn sàng trả tiền để không bị vậy lần nữa. Tuy nhiên, khi họ ngồi một mình với suy nghĩ của mình, 67% đối tượng nam và 25% đối tượng nữ mong muốn tìm việc gì đó để làm đến độ họ tình nguyện tự sốc điện bản thân.
Wilson cho rằng cảm giác không thoải mái đến từ việc thiếu kiểm soát về mặt tinh thần: rất khó để khiến đầu óc chúng ta tập trung vào một chủ đề và giữ nó như vậy trong một thời gian dài. Các đối tượng có trải nghiệm tích cực trong suốt thực nghiệm có xu hướng suy nghĩ đến các sự kiện trong tương lai, thường là với những người họ yêu thương. Những người có cảm giác ngược lại thường suy nghĩ về công việc.

Thử thách này không chỉ xuất hiện với sinh viên đại học: kết quả thực nghiệm thực hiện trên các nhóm tuổi khác, được thu thập từ nhà thờ hay ngoài chợ, cũng cho cùng một kết quả.
Mason cho rằng người tham gia sẽ lấy được nhiều ích lợi nếu có thêm sự hướng trên những suy nghĩ của họ - có lẽ nếu họ được chỉ dẫn không chỉ suy nghĩ về một chủ đề, mà đồng thời vạch ra một kế hoạch cụ thể hơn để phát triển suy tư từ những ý nghĩ đó. “Cung cấp một điểm khởi đầu thôi là không đủ”, “Họ cần có một hướng đi”

Wilson có ý định sẽ theo đuổi cách thức để chế ngự cái mà ông gọi là “đầu óc lơ đãng”. “Có rất nhiều thời điểm trong cuộc sống thường nhật, khi chúng ta có một ít thời gian rảnh, đang bị kẹt xe hoặc là khi cố ngủ, có một công cụ giúp né tránh hay giảm nhẹ stress (trong những tình huống như thế này) sẽ rất có ích”.

doi:10.1038/nature.2014.15508

References
1. Wilson, T. D. et al. Science 345, 75–77 (2014).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter