Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

LÀM CÁCH NÀO MẸ DẠY CON BIẾT TRẮNG BIẾT ĐEN?





BY CONCORDIA UNIVERSITY ON APRIL 15, 2014SOCIAL

Chắc hẳn người mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên trở thành một người tốt – nhưng lại ít ai biết được trong tế, họ giúp con mình phân biệt phải trái như thế nào.

Theo nghiên cứu mới được xuất bản trong Developmental Psychology do Holly Recchia, giáo sư trợ giảng thuộc Khoa Giáo dục trường ĐH Concordia, thực hiện, một số bà mẹ nói chuyện vơi con theo cách giúp chúng hiểu được những sai trái về đạo đức.

Nghiên cứu – được thực hiện cùng với Cecilia Wainryb, Stacia Bourne và Monisha Pasupathi thuộc ĐH Utah — đã quan sát 100 cặp mẹ con thuộc các độ tuổi 7, 11 và 16. Mỗi đứa con được yêu cầu mô tả một trường hợp chúng đã trợ giúp và một trường hợp chúng làm tổn thương bạn bè của mình, rồi sau đó sẽ nói với mẹ của chúng về trải nghiệm đó.

Khi phản ứng với hành động tương trợ của trẻ, các mẹ tập trung vào cảm giác tự hào về đứa con, tỏ ra vui thích với hành vi của trẻ, và chia sẻ việc trải nghiệm trên đã bộc lộ những đức tính tích cực của đứa con như thế nào. 

Với hành vi gây tổn thương, cuộc đối thoại trở nên cẩn trọng hơn, trong đó các mẹ vừa tìm cách giúp đứa con nhận ra tác hại và vừa nhấn mạnh là sự kiện đó không định hình con người trẻ.

Ví dụ, họ sẽ tập trung vào ý định tốt của trẻ hay ghi nhận những cố gắng sửa chữa sai lầm của chúng.

Reccha nhận xét, “Các bà mẹ không nói rằng những hành vi (tiêu cực) đó được chấp nhận. Họ nói rằng chúng không được chấp nhận nhưng đồng thời khen trẻ vì đã xin lỗi”, “Họ cũng hỏi trẻ ‘Lần sau con có thể làm gì để đảm bảo mình sẽ không làm tổn thương người khác nữa?’”

Nghiên cứu cũng cho thấy bản chất vai trò làm mẹ phát triển cùng đứa trẻ, khi cha mẹ “tiến hóa” từ những người thầy dịu dàng với trẻ nhỏ thành một “ủy ban” an toàn khi trẻ ở tuổi teen.

Các mẹ dạy dỗ thường xuyên hơn khi con còn nhỏ và chú ý nhiều hơn vào những chi tiết cụ thể của sự kiện. Ngược lại, trẻ vị thành niên sẽ có nhiều vị trí hơn trong dối thoại và các chủ đề tự thân nó cũng thay đổi.

“Tuổi 16 thì không còn cần trợ giúp nhiều trong việc hiểu được lý do, nội dung và tác động của những hành động của chúng” Recchia cho biết. “Nhưng trẻ vẫn cần sự hỗ trợ nhằm hiểu được những khái niệm rộng lớn hơn như chúng là ai với tư cách một con người, cùng một vài vấn đề phức tạp khác trong việc định hướng các mối quan hệ.”

Rõ ràng là những cuộc đối thoại có tác động quan trọng. Kết quả nghiên cứu cho rằng những cuộc trò chuyện về việc giúp đỡ hay gây tổn thương có những đóng góp rõ ràng và hoàn thiện cho việc chấp nhận bản thân tuy bất toàn nhưng vẫn có đạo đức của trẻ, một cá nhân có khả năng hành động tích cực cũng như tiêu cực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter