Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

7 HÀNH ĐỘNG CỦA MỘT NHÂN VIÊN HẠNH PHÚC



http://www.psychologytoday.com/blog/pressure-proof/201309/7-things-happy-employees-do-differently

Xuất bản ngày 11/9/2013, Paula Davis-Laack, J.D., M.A.P.P. in Pressure Proof

Lần cuối bạn thức dậy vào sáng thứ Hai, nhảy khỏi giường và háo hức sẵn sàng lao vào công việc là khi nào? Chắc hẳn là rất lâu rồi phải không? Nếu việc “háo hức” của bạn là chán nản, lăn qua lăn lại trên giường thì đã đến lúc bạn cần nghĩ tới những chiến thuật mới nhằm có được một ít hạnh phúc cho ngày làm việc của mình.

Sau khi tôi đã kiệt sức vào cuối thời gian hành nghề luật sư, tôi biết chắc hẳn phải có những cách tích cực hơn. Tôi đã trải qua bốn năm học, dạy, huấn luyện kỹ thuật quản lý căng thẳng và kỹ năng xây dựng sức bật cho hàng ngàn nhà chuyên môn, và sau đây là một số hành động của một nhân viên hạnh phúc:

HỌ TỰ BIẾN HÓA CÔNG VIỆC.

Nhân viên thường hiếm khi kiếm được một công việc hoàn hảo, nhưng họ lại sử dụng những chiến lược cụ thể nhằm tạo ra một môi trường làm việc tốt đẹp hơn. Người lao động biến hóa công việc nhằm làm tăng sự hài lòng, mức độ gắn kết, khả năng phục hồi và nỗ lực trong lao động. Người lao động hạnh phúc có quyền điều chỉnh công việc của mình thông qua thay đổi nhiệm vụ và tương tác với người khác nhằm phát huy tối đa sức mạnh và đam mê của bản thân (Berg, Dutton, & Wrzesniewski, 2008).

HỌ CÓ HI VỌNG.

Một nhân viên hạnh phúc thì có hi vọng, và điều này sẽ chuyển thành lợi nhuận trong kinh doanh. Mỗi năm, các công ty mất hàng tỉ đô-la do nhân viên nghỉ làm. Theo một nghiên cứu trên các kỹ sư cơ khí và điện tử tại một công ti công nghệ thuộc danh sách Fortune 100, các kỹ sư có mức hi vọng cao thuờng chỉ vắng mặt trung bình ít hơn 3 ngày làm việc trong suốt 12 tháng. Các kỹ sư có mức hi vọng thấp thì nghỉ đến hơn 10 ngày trong cùng thời gian (Avey, Patera, & West, 2006). Người lao động có hi vọng đồng thời cũng có năng suất tốt. Theo TS. Shane Lopez, “Các nhân viên bán hàng có hi vọng thường đạt hạn mức thường xuyên hơn; các nhân viên thu hồi thế chấp có hi vọng thì xử lý và giải quyết nhiều khoản nợ hơn; và những giám đốc quản lý có hi vọng thì thường đạt các mục tiêu quý nhiều hơn” (Lopez, 2013).

HỌ SỬ DỤNG KHẢ NĂNG HÀI HƯỚC VÀ CẢM XÚC TÍCH CỰ

Sự hài hước sẽ tạo nên cảm xúc tích cực và giúp giảm thiểu cảm giác giận dữ, trầm cảm, và lo âu (McGhee, 2010). Những cảm xúc tích cực cũng làm tăng sức bật và mức độ hài lòng với cuộc sống (Cohn et al., 2009). Khi còn hành nghề, tôi thường giữ một cuốn sách có các câu chuyện cười về luật sư ở bàn làm việc để lấy ra xem mỗi khi tôi nhìn cuộc sống quá nghiêm trọng.

HỌ CÓ TƯ DUY LẠC QUAN.

Những người tư duy lạc quan thường suy nghĩ theo một cách rất đặc biệt mỗi khi có những chuyện không may xảy ra. Cụ thể, họ thường hướng tới giải pháp và xem xét xem họ kiểm soát và/hoặc có khả năng tạo ảnh hưởng lên những điều gì, họ biết rằng những nghịch cảnh rồi sẽ qua đi, đồng thời họ biết cách tạo khoảng cách hiệu quả sao cho những thất bại không gây tổn hại đến các khía cạnh khác trong cuộc sống (Seligman, 2006). Quan trọng hơn, người suy nghĩ lạc quan thường sống mạnh khỏe (Cohen et al., 2003), hạnh phúc, và ít suy nhược hơn (Abramson, 2000) so với những ai tư duy bi quan.

HỌ CÓ KHẢ NĂNG TỰ HỖ TRỢ.

Nhận biết mình có khả năng xử lý thử thách trong cuộc sống một cách hữu hiệu và đem lại thành quả là nhân tố chủ chốt của khả năng phục hồi, đồng thời khi nhân viên có sức bật tốt nhất, họ trở nên tự tin, sáng tạo và suy nghĩ cởi mở hơn (Skodol, 2010). Kết quả là họ có sự tự tin để giải quyết vấn đề và theo đuổi những nhiệm vụ và vai trò khó khăn.

HỌ TẬP TRUNG VÀO MẶT TÍCH CỰC CỦA STRESS.

Vào buổi nói chuyện TED, tháng 6/2013, nhà tâm lý sức khỏe TS. Kelly McGonigal đã đề cập trong nghiên cứu mới nhất về “Mặt tích cực của Stress.” Nghiên cứu này cho thấy phương thức bạn suy nghĩ về cách đáp ứng stress của bản thân sẽ có tác động lớn lên sức khỏe của chính bạn. Theo TS. McGonigal, cá nhân học cách nhìn những phản ứng stress của mình là hữu dụng (thay vì là có hại) cho khả năng làm việc của bản thân thường ít căng thẳng, ít lo âu và trở nên tự tin hơn.

HỌ KIÊN TRÌ

Can đảm là kiên trì và nhiệt tâm với những mục tiêu dài hạn. Các nhà nghiên cứu khảo sát tại một lớp sĩ quan ở West Point và tìm ra rằng nhóm các cá nhân thường vượt qua kỳ huấn luyện không phải là những nguời lực lưỡng, toàn năng hay thông minh hơn- họ thường là những người can đảm hơn; can đảm là chỉ báo khả năng thành công hữu dụng hơn cả IQ hay điểm số trắc nghiệm được chuẩn hóa đối với các sĩ quan trên (Duckworth, et al., 2007). Cá nhân can đảm thường theo đuổi mục tiêu với lòng đam mê, không gục ngã trước thử thách, không cho phép thất bại định nghĩa con người mình, nói một cách đơn giản, không bỏ cuộc. Bạn có thể đo mức độ can đảm của mình sử dụng Thang đo Lòng Can đảm tạiwww.authentichappiness.org.

Người lao động hạnh phúc phát triển một tập hợp các chiến lược cụ thể theo thời gian giúp họ thay đổi cách làm việc, và đó là điều chúng ta cần tại công sở ngày nay. Theo khảo sát Gallup mới nhất về mức độ gắn kết với công việc của người lao động, 50% nhân viên trả lời rằng họ “không gắn kết” trong khi 20% khác thì lại “chủ động không gắn kết” (Sorenson & Garman, 2013). Chúng ta có thể làm tốt hơn như vậy rất nhiều!

References
Abramson, L.Y., et al. (2000). Optimistic cognitive styles and invulnerability to depression. In The Science of Optimism and Hope (Jane E. Gillham, Ed.). pp. 75-98. Radnor, PA: Templeton Foundation Press.
Avey, J.B., Patera, J.L., & West, B.J. (2006). The implications of positive psychological capital on employee absenteeism. 13, Journal of Leadership and Organizational Studies, 42-60.
Berg, J.M., Dutton, J.E., & Wrzesniewski, A. (2008). What is job crafting and why does it matter? Center for Positive Organizational Scholarship, University of Michigan Theory-to-Practice Briefing, 1-8.
Cohen, S. et al. (2003). Emotional style and susceptibility to the common cold. 65, Psychosomatic Medicine, 652-657.
Cohn, M.A., et al. (2009). Happiness unpacked: Positive emotions increase life satisfaction by building resilience. 9(3) Emotion, 361-368.
Duckworth, A., Peterson, C., Matthews, M.D., & Kelly, D.R. (2007). Grit: Perseverance and passion for long-term goals. 92 Journal of Personality and Social Psychology, 1087.
Lopez, S. (2013). Making hope happen: Create the future you want for yourself and others. New York: Atria Books.
McGhee, P. (2010). Humor: The lighter path to resilience and health. Bloomington, IN: AuthorHouse.
Seligman, M.E.P. (2006). Learned optimism: How to change your mind and your life. New York: Random House.
Skodol, A.E. (2010). The resilient personality. In Handbook of Adult Resilience (J.W. Reich, A.J. Zautra, & J.S. Hall, Eds.) pp. 112-125. New York: The Guilford Press.
Sorenson, S., & Garman, K. (2013, June 11). How to tackle U.S. employees’ stagnating engagement. Retrieved on August 29, 2013, 


http://businessjournal.gallup.com/content/162953/tackle-employees...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter