Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

PHỤ NỮ VÀ ĐÀN ÔNG, AI “TÁM” NHIỀU HƠN?

Đàn ông và Phụ nữ, ai tám nhiều hơn??

northeastern university on july 19, 2014


Chúng ta thường nghe kiểu nói: Mấy bà thích “tám” lắm! Các chị em bàn với nhau đủ thứ, từ thay đổi công việc cho tới ăn uống. Phụ nữ thường ra những quyết định quan trọng bằng cách nói chuyện với người khác và xử lý cảm xúc thông qua bàn luận.



Ít nhất đó là điều “người ta” nói. Nhưng liệu có tí sự thật nào trong đó? Liệu ta có thể khái quát hóa toàn bộ cách thức giao tiếp của phụ nữ như thế so với đàn ông? Nghiên cứu tìm hiểu về chất lượng của suy nghĩ này lại ít một cách đáng ngạc nhiên: Một vài nghiên cứu thì nói có, phụ nữ nói nhiều hơn nam giới. Nhưng một vài công trình khác lại kết luận là chẳng hề có mô hình nào như thế cả. Thậm chí một số còn cho rằng đàn ông mới là nhóm nói nhiều hơn.

Có lẽ những khác biệt này đến từ các khó khăn mà những nghiên cứu về hiện tựơng này gặp phải. Đa số thường dựa vào dữ liệu tự mô tả -- nghĩa là người nghiên cứu thu thập thông tin bằng cách yêu cầu các đối tượng tự khai thác các cuộc đàm thoại trong quá khứ -- hoặc dữ liệu quan sát, nhà nghiên cứu quan sát trực tiếp tương tác. Thế nhưng cả hai cách tiếp cận này đều có những hạn chế lớn. Thứ nhất, trí nhớ của chúng ta không tốt như chúng ta thường nghĩ. Thứ hai, nhà nghiên cứu chỉ có thể quan sát một số lượng người nhất định cùng một lúc, điều này gây khó khăn cho việc thu thập số lượng mẫu lớn, yếu tố đem lại năng lực thống kê tốt nhất để phát hiện khác biệt. Một khó khăn khác trong quan sát trực tiếp là trước mặt người làm nghiên cứu, đối tượng có thể hành xử với thái độ thân thiện hơn với họ.

Một nghiên cứu mới tại ĐH Northeastern của giáo sư David Lazer, nghiên cứu mạng xã hội và hiện đang công tác tại Khoa Khoa học Chính trị và Trường ĐH Khoa học thông tin và máy tính, đã đi theo cách tiếp cận khác. Nhóm của Lazer sử dụng thiết bị “Xã hội kế”--thiết bị di động có kích cỡ smartphone dùng để thu thập dữ liệu thời gian thật về tương tác xã hội của người đeo -- để vẽ nên một bức tranh chính xác hơn về suy nghĩ “phụ nữ nhiều chuyện” mà ta vẫn thấy -- đồng thời nhóm cũng tìm ra rằng bối cảnh đóng vai trò rất quan trọng.

Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Sci¬en¬tific Reports, trình bày một trong những bài viết học thuật đầu tiên sử dụng xã hội kế để trả lời những câu hỏi kiều này. Nhóm nghiên cứu có Jukka-Pekka Onnela, người vùa làm việc tại phòng thí nghiệm của Lazer và hiện đang làm ở Trường Y tế Công cộng Harvard, cùng với những nhà nghiên cứu khác dến từ Phòng Thí nghiệm Đa Phương tiện MIT và ĐH Kennedy Harvard.

Để thực hiện nghiên cứu, nhóm chia một nhóm đàn ông và phụ nữ có đeo xã hội kế thành hai nhóm với hai điều kiện xã hội khác nhau trong 12 giờ. Trong nhóm đầu, những ứng viên có bằng thạc sĩ được yêu cầu hoàn thành một dự án cá nhân, trong đó họ được tự do trao đổi với những người khác trong vòng 12 tiếng cùng ngày. Nhóm thứ hai bao gồm các nhân viên làm việc tại một trung tâm nhận cuộc gọi của một doanh nghiệp ngân hàng Hoa Kỳ, họ đeo xã hội kế trong 12 lần ăn trưa, mỗi lần 1 tiếng và không có bất kỳ nhiệm vụ nào được giao.
Nhóm tìm ra rằng phụ nữ chỉ tham gia trò chuyện ở nhóm ăn trưa nhiều hơn đàn ông một ít, cả trò chuyện thời gian ngắn hay dài. Còn trong nhóm học thuật, nơi các cuộc đối thoại giúp hợp tác xung quanh nhiệm vụ, phụ nữ tham gia vào các cuộc đối thoại dài hơi nhiều hơn nhiều so với nam giới. So sánh này cũng đúng cho những cuộc đối thoại ngắn, tuy nhiên ở mức độ thấp hơn. Các kết quả này chỉ giới hạn trong những nhóm nói chuyện nhỏ. Khi nhóm có nhiều hơn 6 thành viên, đàn ông lại là người nói nhiều nhất. 

Theo Lazer, “Trong hoàn cảnh phối hợp nhiều, chúng ta thấy phụ nữ chọn làm việc chung với nhau, và khi làm việc chung, bạn sẽ nói nhiều hơn”, “Vậy bối cảnh riêng biệt dẫn đến việc tương tác nhiều hơn. Chính sự tác động qua lại giữa bối cảnh và giới sẽ tạo ra sự khác biệt.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter