Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

CĂNG THẲNG CHUYỆN TIỀN BẠC KHIẾN BẠN NGHÈO HƠN



Jonnelle Marte July 18 

Những người thích hoạch định hiểu biết hơn chúng ta rất nhiều về đầu tư hay tỉ lệ lãi suất. Họ là những người mua bảo hiểm cho tất cả mọi thứ và luôn nghĩ đến tương lai.

Thế nhưng, họ chưa chắc sử dụng tiền bạc một cách khôn ngoan như chúng ta vẫn nghĩ.

Thực tế, những quyết định về tài chính của mọi người lại ít có liên quan đến việc họ giỏi toán ra sao hay hiểu biết về thuế má đến mức nào, nó thường liên hệ nhiều hơn đến cảm xúc của họ. Đặc biệt, theo một nghiên cứu của Philip Zimbardo – nhà tâm lý từng thực hiện Thực nghiệm nhà tù Stanford nổi tiếng trong những năm 70, chính cách con người nhìn nhận thời gian ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến những quyết định đó.

Theo nghiên cứu được Zimbardo thực hiện với MagnifyMoney.com- trang web giúp người tiêu dung so sánh các sản phẩm tài chính, tình trạng tiền bạc của chúng ta có tương quan đến việc liệu chúng ta tập trung nhiều vào quá khứ, hiện tại hay tương lai. Vấn đề chưa dừng lại tại đây, chúng ta thường ít khi nhận ra quan điểm về thời gian tác động đến túi tiền của mình như thế nào. Zimbardo nói: “Nghịch lý chủ yếu là như thế này: Tất cả những quyết định bạn đưa ra trong đời đều dựa vào những thứ bạn không hề nhận thức”.

Các nhà nghiên cứu tìm hiểu về thói quen tài chính của người dân 6 nước: Mỹ, Brazil, Anh, Đức, Ý và Trung Quốc. Những người tham gia trả lời một trắc nghiệm phân loại cách họ nhìn nhận thời gian, họ cũng được yêu cầu tự đánh giá mức độ kiến thức tài chính đồng thời lượng giá sức khỏe tài chính của bản thân dựa trên số nợ họ đang có, bao gồm những nơi họ vay tiền và khả năng phá sản hay bị tịch biên.
Kết quả cho thấy những người thích hoạch định tương lai nghĩ rằng họ giỏi quản lý tiền bạc, nhưng với những hướng dẫn sai lầm, họ có thể chi tiêu quá mức vào bảo hiểm hay những ý tưởng đầu tư khác hứa hẹn cảm giác an toàn—ngay cả khi thực tế không phải vậy. Nói cách khác, hiểu biết về những điều nên làm với tài sản của mình là chưa đủ để bạn thật sự thực hiện được những điều đó.

Nick Clements, đồng sáng lập MagnifyMoney nói, “Chúng ta không thể nói là đừng học toán hay chẳng cần biết gì về thuế má”, “Những gì chúng ta rút ra được từ nghiên cứu này là việc hỗ trợ mọi người có được trang bị và huấn luyện tốt hơn để theo hay không theo một sản phẩm [tài chính] còn quan trọng hơn nữa”.

Những người quá tập trung vào hiện tại, “những người mà bạn muốn có mặt trên bàn nhậu”, thường chỉ quan tâm đến việc có thời gian vui thú và hay tiêu xài trên mức tài sản của mình. Theo Clements, họ nên tránh xa thẻ tín dụng. Ngược lại, theo ông, những người hướng đến hiện tại mà thường chú trọng đến những nhu cầu tức thời -- chú ý đến những quyết định cần đưa ra hôm nay hay đến những hóa đơn cần xử lý trong ngày mai—thường không bao giờ nghĩ đến những thay đổi dài hạn nhằm giảm thiểu các gánh nặng tài chính.

Clements nhắc lại câu chuyện một phụ nữ sau khi mất việc đã nợ thẻ tín dụng lên tới 12000 USD. Bà ta luôn thanh toán các hóa đơn của mình đúng hạn nhưng lại không nhận rằng điểm tín dụng của mình đủ để chuyển sang loại tín dụng khác có mức lãi suất thấp hơn. Theo Clements, bà quá tập trung vào những vấn đề hiện tại đến mức tự thuyết phục mình rằng mình không thể đạt được mức lãi suất đó.
Kì lạ ở chỗ, nghiên cứu tìm ra chính những người từng gặp khó khăn trong quá khứ, đặc biệt từng bị cháy túi bởi khủng hoảng hay quyết định sai, lại là những người có khả năng tài chính tốt hơn. Họ thường không mua những thứ vượt quá khả năng chi trả, điều này giúp họ giảm thiểu nguy cơ gánh nợ, phá sản hay bị tịch biên.

Tuy nhiên, mỗi cách tiếp cận khi làm quá mức đều có những hạn chế. Những người hay ôn lại quá khứ huy hoàng có thể ngại thử những phương pháp mới, họ phản đối những cách làm có thể đem lại hiệu quả và lợi nhuận cao hơn. Bên cạnh đó, những người quá phòng vệ với các loại đầu tư vì sợ lỗ nặng cũng thường tự mình đánh mất cơ hội.

Chính vì sự thận trọng trên mà tỉ lệ tình trạng tài chính khỏe mạnh của thế hệ sau này lại cao hơn thế hệ trước, cả Zimbardo và Clements kết luận. Do người lao động trẻ thường phải gánh nợ sinh viên và hay có cảm giác mình không biết nhiều kiến thức kinh tế nên họ sẽ cẩn thận hơn với tiền bạc của mình, nhất là vì cú sốc họ phải đối mặt khi tôt nghiệp trong thời kỳ Đại Suy thoái. Theo Clements, “Họ bước vào thị trường lao động vào thời điểm đặc biệt tệ hại”.

Đối mặt với việc sớm bị cho thôi việc và nhìn cảnh các thành viên khác trong gia đình mất khoản tiền để giành cả đời khi thị trường sụp đổ, họ thường sẽ để giành hơn là mua một chiếc xe hay một căn nhà mà họ không thể chi trả. Clements còn nói thêm, có khả năng khá cao là họ sẽ rất cẩn thận với những khoản tiết kiệm đó.

Ngược lại, theo Zimbardo, những người sinh trong thời kỳ bùng nổ dân số, tuy cũng lo lắng vì suy thoái, lại rất hay hướng đến tương lai. Điều này khiến họ trở thành những người lên kế hoạch giỏi nhưng lại ít “tận hưởng hiện tại”. Khuynh hướng lên kế hoạch nhìn chung là khá tích cực, theo Clements, miễn là họ biết giành thời gian để đi chậm lại và chắc chắn rằng mình đang làm theo những lời khuyên đúng đắn.

http://www.washingtonpost.com/blogs/wonkblog/wp/2014/07/18/stressing-about-money-is-making-you-poor/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é

Bài đã đăng

Popular Posts

Flickr Images

Flag Counter